Bệnh gout ở nam giới và những điều không thể bỏ qua

Bệnh gout là tình trạng viêm khớp cấp tính, gây đau và sưng, đỏ ở các khớp. Ước tính tỷ lệ mắc bệnh gout ở nam giới cao gấp 3-4 lần so với nữ giới. Ngoài biến chứng về thận, bệnh gout ở nam giới còn có thể gây giảm ham muốn tình dục.

Tìm hiểu nguyên nhân gây gout ở nam giới

Bệnh gout xảy ra khi lượng acid uric trong máu tăng quá mức cho phép gây lắng đọng tinh thể urat trong khớp, dẫn đến sưng, viêm khớp chân cái, khớp gối, khớp cổ thân,….

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến acid uric trong máu tăng cao như:

- Do di truyền.

- Do chế độ ăn uống nhiều hải sản, đạm.

- Do uống nhiều rượu, bia.

- Do bệnh lý rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.

- Do dùng thuốc gây tích tụ acid uric trong thận như: Thuốc lợi tiểu, aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc suy giảm miễn dịch hoặc thuốc hóa trị liệu,….

- Do một số bệnh lý có liên quan như: Cao huyết áp, béo phì, bệnh tim mạch, hẹp động mạch thận mạn tính, xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường,…..

Bệnh gout ở nam giới

Các yếu tố nguy cơ làm tăng bệnh gout ở nam giới

Triệu chứng nhận biết bệnh gout ở nam giới

Bệnh gout thường tiến triển rất âm thầm. Ban đầu không có bất cứ triệu chứng nào, ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu tăng cao (chỉ biết được khi làm xét nghiệm máu). Theo thời gian, người bệnh sẽ có các triệu chứng:

- Ngón cái sưng đỏ, đau nhức.

-  Cơn đau thường xảy ra sau khi có tác động vật lý tại chỗ đau, hoặc sau khi ăn uống nhiều chất đạm, uống bia rượu.

- Cơn đau lan rộng đến các khớp bàn chân, khớp cổ tay, khuỷu tay, khớp ngón tay, bàn tay, đầu gối,…. Nguyên nhân là do các tinh thể muối urat hình thành dẫn đến thương tổn khớp, biểu hiện là sưng đau, nóng đỏ, cứng khớp, vận động khó khăn.

Giai đoạn muộn, tình trạng viêm xảy ra nghiêm trọng ở khớp tay chân, có thể đối xứng nhau. Quanh khớp còn có thể xuất hiện u cục, đau nhức dữ dội, lâu ngày gây biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ,….

Đa số các cơn đau gout cấp tính thường tái phát trong khoảng 1-3 năm. Nếu không được điều trị đúng cách, cơn đau gout cấp có thể làm thương tổn khớp, làm người bệnh vận động khó khăn. Cơn đau mãn tính có thể dẫn đến cục tophi rất nguy hiểm cho khớp.

Bệnh gout ở nam giới

Triệu chứng nhận biết gout là những cơn đau khớp dữ dội

Bệnh gout : Gây yếu sinh lý nam giới

Bệnh gout đa số xảy ra đột ngột vào ban đêm, trong đó gặp ở khớp chân nhiều hơn khớp tay. Một số trường hợp hiếm gặp còn gây ảnh hưởng đến xương cột sống.

Bệnh gout còn gây biến chứng yếu sinh lý ở nam giới. Người bệnh thường mệt mỏi, hoang mang, lo lắng, sống tự ti. Bệnh gout cũng ảnh hưởng đến chức năng thận, khiến tăng nguy cơ yếu sinh lý, rối loạn cương dương, đe dọa hạnh phúc gia đình.

Nguyên nhân là bởi thận là cơ quan đảm nhiệm vai trò đào thải các chất độc trong đó có acid uric ra khỏi cơ thể. Nồng độ acid uric quá cao sẽ khiến thận hoạt động quá tải trong thời gian dài, lâu ngày dẫn đến suy thận.  

Đặc biệt, bệnh gout cũng là nguyên nhân dẫn đến các tinh thể urat lắng đọng trong thận gây sỏi thận. Chức năng thận suy giảm dẫn đến các vấn đề sinh lý như di tinh, rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục ở nam giới, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Những cơn đau gout cũng tác động lên hệ thần kinh trung ương, dẫn đến suy giảm hormone sinh dục nam giới, gây giảm chất lượng và số lượng tinh trùng. Khi quan hệ tình dục trong thời kỳ cơn đau gout cấp tính, sự đau đớn sẽ tăng lên, làm mất sự hưng phấn của bệnh nhân và dẫn đến cảm giác lãnh cảm.

Bệnh gout ở nam giới

Gout gây ảnh hưởng đến chức năng thận, dẫn đến giảm sinh lý nam 

Phòng ngừa bệnh gout: Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày

Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gout là sự tích tụ của acid uric trong máu. Vì vậy, những người có thói quen tiêu thụ nhiều thức ăn giàu purine sẽ tạo điều kiện cho tăng nồng độ acid uric tăng cao, dẫn đến bệnh gout.

Theo nghiên cứu, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout thường xuất phát từ chế độ ăn uống không đúng cách. Vì vậy, thay đổi chế độ ăn uống hợp lý có thể cải thiện đáng kể quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh. Các thực phẩm người mắc gout nên ăn nhiều là các loại rau xanh, hoa quả như: Dưa chuột, rau cần, cải xanh, cải bắp, khoai tây, bí đỏ, lê, táo nhỏ.... Bên cạnh đó, việc duy trì việc uống nhiều nước, bổ sung nước khoáng chứa bicarbonate, và tiêu thụ các loại ngũ cốc cũng được khuyến nghị. Ngoài chế độ ăn uống, bệnh nhân gout cần duy trì một lối sống lành mạnh và rèn luyện thể chất một cách khoa học.

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh gout và nguy cơ tái phát gout, đặc biệt làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, người bệnh cần:

- Hạn chế hoặc tránh tiêu thụ các loại hải sản và nội tạng động vật.

- Tránh tiêu thụ rượu và bia.

- Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc, béo phì, mắc tiểu đường hoặc các bệnh về khớp như thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp, bạn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe và theo đơn thuốc cẩn thận.

Trên đây là những thông tin bổ ích về bệnh gout ở nam giới cho bạn tham khảo. Để được tư vấn, hỗ trợ thêm, người bệnh vui lòng liên hệ hotline: 0922. 569779. 

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất