Bệnh gout mãn tính có nguy hiểm không? Có điều trị được không?
“Thủ phạm” gây gout mãn tính
Bệnh gout thường được cảnh báo trước với nhiều đợt gout cấp tính gây đau nhức, sưng đỏ khớp có thể kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần. Gout mãn tính là giai đoạn nặng nhất thường kèm theo các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến gout mãn tính:
- Do người bệnh chủ quan:
Nhiều người có thói quen lơ là và xem nhẹ căn bệnh này do họ cho rằng gout đã cải thiện và không còn nguy hiểm nữa. Một số người mặc dù vẫn đang chịu đựng những cơn đau gout, nhưng họ tin rằng bệnh không gây ra biến chứng gì nên không tuân thủ điều trị.
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh:
Khi đã mắc gout mà người bệnh vẫn tiếp tục tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, uống rượu bia, chất kích thích và duy trì thói quen ít vận động cũng đóng góp phần làm bệnh gout trầm trọng hơn.
- Lạm dụng thuốc tây hoặc tiêm khi đau gout cấp:
Sử dụng quá liều thuốc tây mỗi khi có cơn đau gout cấp có thể gây ra tình trạng nghiện thuốc và gây ra các biến chứng sau này.
- Sử dụng không đúng thuốc hoặc không kiên trì:
Không sử dụng đúng loại thuốc điều trị gout mạn tính từ giai đoạn ban đầu hoặc không kiên trì trong việc sử dụng cũng có thể làm giảm hiệu quả của điều trị.
Hạt Tophi hình thành quanh khớp thường gặp ở bệnh nhân gout mãn tính
Top những dấu hiệu hàng đầu nhận biết bệnh gout mãn tính
Gout mạn tính có những dấu hiệu đặc trưng như:
- Cơn đau gout tái phát nhiều lần trong tháng hoặc vài lần trong năm.
- Tần suất các cơn gout cấp xuất hiện thường xuyên trong tháng, thậm chí hàng tuần, với mức độ đau và thời gian kéo dài ngày càng tăng. Điều này có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn trên xương và sụn khớp tại vị trí bị đau.
- Đau gout có thể xuất hiện ở nhiều khớp khác nhau trên cơ thể, thường bắt đầu ở ngón chân cái và sau đó lan rộng đến các khớp khác như cổ chân, đầu gối, ngón tay, cổ tay.
- Tinh thể urat tích tụ tại các khớp xương và các bộ phận khác dưới da có thể hình thành các hạt tophi, gây ra biến dạng khớp và các tổ chức xung quanh nếu không được điều trị kịp thời.
- Chức năng thận có thể suy giảm do lượng axit uric dư thừa, khiến cho thận phải làm việc quá mức.
- Chỉ số axit uric cao, thường dao động trong khoảng 580-700mmol/l, nhưng cũng có thể có trường hợp chỉ số axit uric thấp do axit uric lắng đọng tại các khớp và mô xung quanh, gây ra các cơn đau dai dẳng.
Hạt Tophi phát triển to về kích cỡ cản trở khả năng vận động
Bệnh gout mãn tính nguy hiểm như thế nào?
Gout mãn tính làm tăng nguy cơ biến chứng như:
- Hạt Tophi:
Người mắc gout gây biến chứng hình thành hạt Tophi. Kích cỡ của hạt Tophi có thể phát triển to, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra sự hạn chế trong việc vận động khớp.
- Sỏi thận:
Sỏi urat trong thận là loại sỏi không gây ra triệu chứng rõ ràng, chỉ có thể được phát hiện thông qua siêu âm niệu quản. Nếu một người không biết mình đang có mức axit uric cao, việc tăng cường ăn uống giàu đạm sẽ làm tăng lượng muối, góp phần làm cho bệnh trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Gây biến chứng nhiều bệnh lý:
Gout mãn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn lipid và béo phì. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc kháng viêm để cắt cơn đau gout dài ngày có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột non, suy thận nghiêm trọng và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Gout làm tăng nguy cơ sỏi thận, gây yếu sinh lý nam giới
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Để điều trị gout mạn tính hiệu quả, bệnh nhân cần tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
- Uống đủ lượng nước hàng ngày (bao gồm nước lọc, nước ép hoa quả, nước trái cây...) để tăng cường quá trình thải axit uric qua nước tiểu.
- Tăng cường ăn các loại thực phẩm tự nhiên như rau xanh, hoa quả như xà lách, cà rốt, dưa leo, dưa chuột, chuối, khoai tây, xoài, rau atiso...
- Tránh ăn các thực phẩm làm gia tăng bệnh gout như: Hải sản, thịt bò, thịt chó,… làm tăng tình trạng sưng, đau nhức.
- Thực hiện sinh hoạt điều độ, tránh công việc vất vả và căng thẳng tinh thần hoặc thể chất kéo dài (như làm việc quá mức, tập thể dục cường độ cao). Thay vào đó, nên tập những hoạt động vận động nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân như đi bộ, dưỡng sinh, cầu lông, bóng bàn, bóng hơi, hoặc đạp xe.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh gout mãn tính. Nếu bạn đang có các biểu hiện sưng nhức ngón chân cái, nghi ngờ mắc gout hãy đến bệnh viện để thăm khám và điều trị triệt để, tránh để lâu dẫn đến mãn tính ảnh hưởng xương khớp, thận.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...