Bệnh gout gây biến dạng khớp: Cẩn thận cắt cụt chi vì nhiễm trùng hạt tophi
Bệnh gout là gì? Vì sao bệnh gout gây biến dạng khớp?
Bệnh gout là loại bệnh viêm khớp xuất phát từ sự rối loạn chuyển hóa purin, dẫn đến tăng hàm lượng axit uric trong máu. Acid uric là sản phẩm cuối cùng trong quá trình chuyển hóa purin từ thực phẩm hoặc phân hủy tự nhiên của tế bào cơ thể. Hầu hết acid uric được hòa tan trong máu, sau đó được đưa đến thận và loại bỏ qua nước tiểu. Khi có sự tăng tổng hợp acid uric hoặc giảm quá trình loại bỏ acid uric ở thận sẽ dẫn đến hệ quả là hình thành tinh thể muối urate trong các mô. Tình trạng này được gọi là bệnh gout.
Trong trường hợp bệnh gout cấp không được điều trị, có thể xảy ra lắng đọng các hạt tophi. Khi những hạt tophi tích tụ trong các khớp, chúng có thể gây biến dạng và đau mạn tính, hạn chế khả năng vận động và cuối cùng có thể làm hỏng hoàn toàn các khớp. Các hạt tophi cũng có thể nứt, giải phóng chất trắng như phấn. Vỡ, nứt hạt Tophi có thể gây hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.
Biến dạng khớp tay, chân do bệnh gout
Một số biến chứng tai hại khác của bệnh gout
Ngoài gây tổn thương khớp, đau khớp, cản trở vận động, bệnh gout còn có thể gây:
- Tổn thương thận: Các tinh thể urat lắng đọng trong mô thận có thể dẫn đến sỏi thận, gây ảnh hưởng đến khả năng lọc của thận, tăng nguy cơ sỏi thận, ứ mủ thận, suy thận.
- Tổn thương đường tiết niệu: Lắng đọng của tinh thể urat ở đường tiết niệu có thể gây hình thành sỏi đường tiết niệu.
- Tổn thương tim mạch: Tinh thể muối urat có thể hình thành ở động mạch tim, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột tử.
Một số biến chứng phổ biến khác của bệnh gout
Nhận biết bệnh gout càng sớm càng ngăn chặn biến chứng nguy hiểm
Dưới đây là những biểu hiện giúp bạn nhận biết sớm cơn gút cấp để điều trị kịp thời:
- Đau, đỏ, và sưng khớp.
- Thường xuyên xuất hiện vào ban đêm, cơn gout thường bắt đầu tại khớp ngón chân cái, sau đó lan tỏa đến khớp bàn chân và cổ chân, ít khi ảnh hưởng đến khớp ở chi trên.
- Triệu chứng thường bắt đầu nhẹ, sau đó trở nên cực kỳ đau đớn, sưng, và nóng, với màu đỏ sung huyết quanh khớp.
- Cảm giác đau đớn dữ dội, đau rát kéo dài từ 3-10 ngày và nghiêm trọng nhất trong khoảng 24 - 48 giờ đầu tiên.
Nếu không được điều trị, các cơn viêm nặng hơn có thể kéo dài và ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn, để lại các di chứng cứng khớp, teo cơ, và hạn chế vận động.
Trong những giai đoạn giữa các cơn gout cấp, thường không có triệu chứng nào, tuy nhiên, tinh thể muối urate vẫn tiếp tục lắng đọng. Khi không được điều trị đầy đủ, bệnh gout có thể trở thành mạn tính và gây tổn thương vĩnh viễn. Trong trạng thái này, gout thường ảnh hưởng đến nhiều khớp trên cơ thể, đi kèm theo biến dạng khớp, teo cơ, và cảm giác cứng khớp.
Ở bệnh gout mạn tính, các hạt tophi bắt đầu hình thành trong khớp, xương, sụn, gân, và da, đôi khi thậm chí có thể xuất hiện trong nội tạng. Các hạt tophi này được tạo thành từ sự lắng đọng của tinh thể monosodium urate, bao quanh bởi tình trạng viêm tạo mô hạt. Mặc dù chúng không gây đau đớn trực tiếp, nhưng mô phản ứng với các nốt tophi có thể làm cho người bệnh gặp nhiều đau đớn. Nếu không được điều trị, những hạt tophi này có thể gây tổn thương cho xương và sụn, dẫn đến biến dạng vĩnh viễn của khớp.
Nhận biết nguyên nhân, biểu hiện và vị trí cơn đau của bệnh gout
Phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng bệnh gout bằng cách nào?
Bệnh gout thường không có dấu hiệu báo trước cho đến khi xảy ra cơn gout cấp tính đầu tiên. Do đó, phòng ngừa bệnh gout tập trung vào ngăn chặn các cơn gout trong tương lai hoặc giảm bớt mức độ nghiêm trọng của chúng. Nhóm đối tượng có yếu tố nguy cơ bệnh gout cần lưu ý khi sử dụng các thực phẩm nhất định để hạn chế nguy cơ bị gout:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Không uống rượu bia và đồ uống có cồn khác.
- Không ăn nội tạng động vật: gan, thận, lá lách, tim, óc,….
- Nói không với đồ ăn nhanh và chế phẩm từ thịt: xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói, giăm bông…;
- Không uống nước ngọt, bánh, kẹo, thực phẩm thêm đường.
- Các loại thực phẩm như: Cá, hải sản, thịt đỏ, thịt gia cầm nên hạn chế.
Ngoài ra, người mắc gout nên:
- Tăng cường trái cây: Mọi loại trái cây, đặc biệt là cherry, việt quất, mâm xôi, dâu tây, táo, dừa, nho, cam quýt…
- Ăn nhiều rau củ: Cà rốt, ngò, dưa chuột, thì là, tỏi tây, đậu bắp, khoai tây, bí ngô.
- Có thể ăn các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, sữa,….
Như vậy, bệnh gout không chỉ gây biến dạng khớp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương, thận và tim mạch. Khi xuất hiện triệu chứng của bệnh gout, đặc biệt là cơn đau đột ngột ở khớp bàn chân, việc đến thăm bác sĩ để chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...