Bệnh gout đau gót chân là gì? Có chữa được không?

Bệnh gout thường gây đau ở ngón chân, ngón tay, khớp gối,…. Vì vậy, bệnh gout đau gót chân được rất ít người biết đến. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về bệnh gout đau gót chân và những nguy cơ tiềm ẩn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Triệu chứng nhận biết bệnh gout đau gót chân là gì?

Đa số người mắc bệnh gout thường xảy ra ở đầu gối, khớp ngón chân, ngón tay, rất ít người bị ở gót chân hoặc mu bàn chân. Nếu không phát hiện sớm, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và rất khó để điều trị dứt điểm.

Bệnh gout đau gót chân sẽ có những dấu hiệu nhận biết như:

-  Đau gót chân dữ dội, nhất là về đêm hoặc sau khi ăn nhiều đạm.

- Gót chân sưng đỏ, bong tróc và khô sần.

Những cơn đau cấp tính có thể giảm dần và hết trong khoảng 10 ngày. Các triệu chứng của bệnh gout có thể không cố định một chỗ, có thể khớp ngón chân, ngón tay cũng cảm thấy đau.

Bệnh gout đau gót chân là gì?

Đau gót chân do bệnh gout khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh gout đau gót chân?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout đau gót chân là do nồng độ axit uric trong máu tăng quá mức. Dư thừa axit uric tích tụ trong các khớp, hình thành các tinh thể urat gây ra các triệu chứng sưng đỏ, viêm và đau dữ dội.

Hàm lượng axit uric trong máu thường được đào thải thông qua đường nước tiểu. Vì vậy, khi thận hoạt động kém có thể khiến lượng axit uric vào nhiều nhưng không thể thoát ra ngoài. Những yếu tố làm tăng hàm lượng axit uric:

- Chế độ ăn uống không lành mạnh.

- Uống nhiều rượu, bia.

- Ăn nhiều đồ dầu mỡ, thức ăn nhanh, hải sản (tôm, cá, cua,…).

- Do tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu,…

- Do thừa cân, béo phì.

- Do mắc bệnh thận. 

Bệnh gout đau gót chân là gì?

Cấu trúc xương bị phá hủy khi tiến triển bệnh gout nặng 

Phương pháp chẩn đoán bệnh gout đau gót chân

Đau gót chân là tình trạng rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh gai xương gót, viêm cân gan chân, viêm bao hoạt dịch, viêm gân Achilles,…. Khi đến bệnh viện để thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn làm các xét nghiệm sau:

-   Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện nồng độ acid uric và creatinin trong máu. Nồng độ acid uric đối với nam giới không vượt quá 7mg/dl và nữ giới không quá 6mg/dl. Tuy nhiên, xét nghiệm này có thể dẫn đến kết quả sai lệch vì một số người bị bệnh có chỉ số axit uric bình thường và một số người có nồng độ cao nhưng lại không có dấu hiệu của bệnh. Do vậy, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bạn làm thêm các xét nghiệm khác.

-  Siêu âm: Người bệnh nên thực hiện siêu âm cơ xương khớp. Nếu kết quả thấy có các hạt tinh thể urat xuất hiện trên bề mặt sụn và hạt tophi.

-  Xét nghiệm dịch khớp: Phương pháp này có độ tin cậy cao hơn. Bác sĩ sẽ thực hiện tiêm thuốc tê, rồi dùng kim tiêm vô trùng sau đó chọc hút dịch ở khớp. Nhân viên phòng thí nghiệm sẽ kiểm tra dịch khớp dưới kính hiển vi. Nếu tìm ra tinh thể urat trong dịch khớp thì chẩn đoán mắc bệnh Gout.

-  Chụp X quang: Giúp phân biệt các bệnh lý khác như bệnh xương khớp để điều trị hiệu quả hơn.

Bệnh gout đau gót chân là gì?

Kích cỡ hạt Tophi to lên khiến chân bệnh nhân biến dạng khớp, vận động rất khó khăn

Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh gout đau gót chân

Hiện nay, Y học hiện đại vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh gout. Các phương pháp điều trị chủ yếu giúp hạn chế các triệu chứng đau nhức của bệnh như: Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), Colchicin, Corticoid,… Những loại thuốc này giúp làm giảm hàm lượng axit uric có trong máu. Khi sử dụng các loại thuốc chống viêm, bạn nên uống theo liều lượng tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng phụ.

Ngoài điều trị bằng thuốc Tây, hiện nay các phương pháp trị Gout bằng thảo dược tự nhiên giúp đào thải axit uric ra ngoài cơ thể. Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc từ lá vối, lá tía tô, lá sake, lá trầu không,… rất an toàn và ít tác dụng phụ.

Để điều trị gout, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt là điều quan trọng để hạn chế những cơn đau gout bùng phát. Vì vậy người bệnh cần chú ý:

- Bổ sung rau, củ, quả trong chế độ ăn uống.

- Hạn chế uống bia.

- Hạn chế ăn hải sản và nội tạng động vật, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa purin (café, trà, thịt đỏ, ngũ cốc,….) 

Theo quan điểm của nhiều người mắc bệnh gout đau gót chân luôn nghĩ rằng hạn chế đi lại để giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng người bệnh nên chơi thể thao đều đặn mỗi ngày và vận động cường độ nhẹ nhàng để các khớp xương hoạt động trơn tru, tăng cường sức đề kháng, giảm đau do gout.

Bài viết đã cập nhật những thông tin bổ ích về bệnh gout đau gót chân cho bạn tham khảo. Đau gót chân khiến bạn vận động kém, mệt mỏi, khó chịu. Nếu bạn thấy đau ở gót chân lâu ngày không khỏi hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất