Bệnh gout có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Vì sao tỷ lệ nam giới mắc gout tăng cao báo động?
Bệnh gout gây sưng và đau ở các khớp của người bệnh. Các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện ở các chi dưới và ngón chân cái. Nguyên nhân của gout thường liên quan đến việc dư thừa acid uric trong máu, dẫn đến tích tụ trong khớp gây đau, sưng khớp. Axit uric có thể được tổng hợp từ cơ thể hoặc hấp thụ từ thực phẩm giàu purin như hải sản, thịt đỏ, bia, rượu, đồ uống có cồn,… Đa phần người mắc gout là nam giới. Tuy nhiên, phụ nữ khi bước sang độ tuổi mãn kinh, thiếu hụt estrogen cũng có nguy cơ mắc gout.
Mất cân bằng acid uric trong máu cũng có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Người có bố hoặc mẹ mắc bệnh viêm khớp do tinh thể có nguy cơ mắc gout cao hơn 20% so với những người bình thường. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gout bao gồm:
- Người thừa cân, béo phì.
- Người có các bệnh lý nền như tiểu đường, suy tim, suy giảm chức năng thận, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, kháng insulin,…
- Người dùng thuốc điều trị có tác dụng phụ gây tăng acid uric máu.
- Người thường xuyên tiêu thụ nhiều bia, rượu, hoặc đồ ăn, đồ uống chứa nhiều fructose và purin.
Hiện nay, bệnh gout vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Nếu không được cải thiện, có thể gây ra những biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Tỷ lệ người mắc bệnh gout đang có xu hướng tăng nhanh trên toàn cầu
Bệnh gout có ảnh hưởng đến khả năng sinh lý không?
Bệnh gout gây đau nhức ở các khớp chân tay, sưng đỏ khớp. Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động, bệnh gout còn làm tăng nguy cơ biến chứng hạt Tophi, sỏi thận, viêm thận,… Riêng ở nam giới, bệnh gout ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như:
1. Giảm ham muốn tình dục
Khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao, tinh thể urat lắng đọng tại các khớp sẽ gây triệu chứng sưng và đau. Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi tối và ban đêm, kéo dài khoảng 2-4 tiếng và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này không chỉ làm suy nhược cơ thể và mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến tinh thần. Cơn đau kéo dài cũng làm giảm ham muốn tình dục, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
Đau nhức xương khớp ảnh hưởng không nhỏ đến lao động và sinh hoạt
2. Cản trở thực hiện các hoạt động tình dục
Bệnh Gút khiến xương khớp đau nhức và khó di chuyển. Tinh thể urat có thể làm biến dạng khớp, gây khó khăn trong việc vận động và nguy cơ tàn phế. Tình trạng đau nhức kéo dài cũng khiến nam giới thường xuyên bị đau khi quan hệ tình dục. Lâu ngày gây mất hứng thú và không thể chủ động trong các cuộc “yêu” với bạn tình.
Nếu các hạt Tophi vỡ, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn và nhiễm trùng, đe dọa tính mạng của người bệnh. Sự ảnh hưởng này cũng làm cho người bệnh khó có thể tham gia vào các hoạt động tình dục. Gây ảnh hưởng đến chức năng thận
Chức năng cơ bản của thận là loại bỏ và bài tiết các chất cặn ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, sự tăng cao của acid uric trong máu khiến cho thận phải làm việc quá sức. Kết quả của việc này là suy giảm chức năng thận, tăng nguy cơ sỏi thận, viêm thận. Chức năng thận suy giảm cũng khiến giảm bài tiết hormone nam, từ đó dẫn đến suy giảm sinh lý và ham muốn tình dục.
Người mắc gout mãn tính có thể đối mặt với biến dạng khớp xương gây cản trở thực hiện hoạt động tình dục
3. Giảm chất lượng và số lượng tinh trùng
Các hạt Tophi không chỉ xuất hiện ở các khớp mà còn có thể hình thành ở thận, vành tai và các mạch máu. Nếu hạt Tophi xuất hiện trong các mạch máu, chúng có thể làm hẹp không gian bên trong mạch máu, gây ra khó khăn trong tuần hoàn máu, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và khả năng cương dương. Một nghiên cứu từ Đại học Keele ở Anh đã chứng minh rằng nam giới mắc bệnh Gút có nguy cơ bị rối loạn cương dương cao hơn 31% so với người bình thường.Thậm chí, việc máu không lưu thông đủ cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ, đe dọa tính mạng của người bệnh.
Bệnh gout có gây vô sinh không?
Khi mắc bệnh gout mãn tính, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng vô sinh – hiếm muộn do nhiều nguyên nhân như:
- Trong quá trình điều trị gout, người bệnh phải hạn chế ăn nhiều loại thực phẩm tăng acid uric trong máu. Điều này dẫn đến việc cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, gây ra sự giảm nhu cầu và khả năng sinh lý của người bệnh.
- Bệnh gout làm suy giảm nghiêm trọng trong chức năng của thận. Ngoài việc loại bỏ các chất độc hại, thận còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh số lượng và chất lượng tinh trùng, cũng như ham muốn tình dục ở nam giới. Sự suy yếu của thận cũng ảnh hưởng đến sự lưu thông máu đến dương vật. Điều này khiến người bị gout phải đối mặt với nguy cơ yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, không xuất tinh,…
Tất cả những yếu tố này làm cho người bị gout gặp khó khăn trong việc sinh sản, có thể kéo dài thời gian thụ thai hoặc thậm chí là gặp vấn đề vô sinh. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của việc điều trị Gút để đảm bảo sức khỏe sinh sản và tăng cơ hội có con trong tương lai.
Gout mãn tính làm tăng nguy cơ mắc rối loạn cương dương, giảm nhu cầu sinh lý
Cách đơn giản giúp nam giới phòng ngừa bệnh gout hiệu quả
Mặc dù bệnh gout không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nam giới vẫn có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh này bằng cách thực hiện một lối sống lành mạnh như:
- Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học:
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu purin như: Thịt bò, dê, cừu, nội tạng, hải sản, rượu, bia và các chất kích thích. Thay vào đó, người bệnh nên tăng cường ăn các loại thực phẩm như rau xanh, nấm, trái cây giàu chất xơ, ngũ cốc, trứng, thịt trắng, yến mạch và dầu thực vật. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày cũng giúp cơ thể loại bỏ acid uric hiệu quả hơn.
Ăn uống khoa học kiểm soát bệnh gout
- Không nhịn đói:
Ngoài ra, việc nhịn đói cũng có thể làm tăng axit uric trong máu. Do đó, quan trọng là mỗi người nên ăn đủ bữa và tuân thủ giờ ăn đều đặn để bảo vệ sức khỏe.
- Kiểm soát cân nặng:
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh gout. Để ngăn chặn sự tác động tiêu cực của bệnh gout đối với cơ thể, việc duy trì cân nặng ở mức hợp lý là điều nên làm.
- Vận động thể dục thể thao:
Thường xuyên tập thể dục và thể thao có thể làm cho xương khớp linh hoạt hơn và cơ thể khỏe mạnh hơn. Thời lượng lý tưởng cho việc tập thể dục mỗi ngày thường khoảng 30 phút. Bạn có thể tham khảo các bài tập như: Đi bộ, đạp xe, hoặc bơi lội.
- Nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái:
Bạn nên có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bao gồm việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm. Ngoài ra, mỗi người cũng cần giảm bớt căng thẳng, lo lắng và áp lực để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Như vậy, bài viết đã trả lời câu hỏi “Bệnh gout có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?”. Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh gout, người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động thể dục thể thao, giữ tinh thần thoải mái. Đồng thời, bạn cũng nên thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...