Bệnh giả gout: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị mới nhất hiện nay

Giả gout là một loại viêm khớp đặc trưng, được đặc điểm bởi những cơn đau sưng đau đột ngột ở một hoặc nhiều khớp xương. Các cơn đau này có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu bệnh giả gout và phương pháp điều trị mới nhất hiện nay.

Bệnh giả gout là gì?

Giả gout là một dạng viêm khớp đặc trưng, xuất hiện đột ngột và gây đau sưng tại một hoặc nhiều khớp xương, do sự lắng đọng của các tinh thể canxi pyrophosphate trong và xung quanh khớp.

Do triệu chứng tương đồng với bệnh gout mà không có cùng nguyên nhân, nên được gọi là bệnh giả gout. Cả hai bệnh giả gout và bệnh gout đều phát triển khi tinh thể hình thành trong các dịch khớp, gây đau và viêm. Trong khi giả gout thường ảnh hưởng đến đầu gối và có thể phát triển trong mắt cá chân, cổ tay và khuỷu tay, thì bệnh gout thường ảnh hưởng đến ngón chân cái.

Bệnh giả gout

Bệnh giả gout thường gây sưng đau ở đầu gối

Những yếu tố làm gia tăng bệnh giả gout?

Giả gout xảy ra khi các tinh thể canxi pyrophosphate hình thành trong dịch khớp, và chúng có thể lắng đọng trong sụn gây ra tổn thương. Tinh thể này tích tụ trong dịch khớp, gây ra sưng và đau cấp tính ở các khớp. Tuy nhiên, nguyên nhân cụ thể về sự hình thành của tinh thể không được hiểu rõ, và chúng được cho là liên quan đến quá trình lão hóa.

Một số yếu tố làm gia tăng bệnh giả gout bao gồm: 

- Tuổi tác: Tinh thể canxi pyrophosphate hình thành nhiều hơn ở người già.

- Chấn thương khớp: Chấn thương nghiêm trọng hoặc phẫu thuật khớp có thể tăng nguy cơ mắc giả gout.

- Yếu tố di truyền: Giả gout có thể được kế thừa trong gia đình, với nguy cơ cao hơn ở những người có tiền sử gia đình.

- Mất cân bằng dinh dưỡng: Nguy cơ mắc giả gout tăng nếu có sự thiếu hoặc thừa canxi, sắt trong máu.

- Các yếu tố nguy cơ khác: Bệnh có thể phát triển dễ dàng hơn nếu có vấn đề về tuyến giáp hoặc tuyến cận giáp.

Giả gout và bệnh gout khác nhau như thế nào?

Giả gout và bệnh gout đều là hai dạng viêm khớp, xuất phát từ sự tích tụ của các tinh thể trong khớp. Giả gout là kết quả của sự lắng đọng của các tinh thể canxi pyrophosphate (vôi sụn hóa) còn bệnh gout là do sự tích tụ của các tinh thể urat (axit uric – có hình dạng nhọn như kim). Giả gout thường ảnh hưởng đến các khớp lớn như đầu gối, trong khi bệnh gout thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ như ngón chân cái (50% trường hợp).

Bệnh giả gout

Các vị trí đau thường gặp của bệnh giả gout

Triệu chứng nhận biết bệnh giả gout

Giả gout thường ảnh hưởng đến đầu gối, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến mắt cá chân, cổ tay và khuỷu tay. Các triệu chứng của giả gout bao gồm:

- Đau khớp.

- Sưng khớp.

- Tích tụ chất lỏng xung quanh khớp.

- Viêm mãn tính.

Vì những triệu chứng này không rõ ràng, người bệnh hoặc bác sĩ có thể nhầm lẫn giả gout với một số bệnh lý khác như: Bệnh gout, bệnh viêm xương khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp. Nếu không được điều trị kịp thời, giả gout kéo dài có thể gây ra một số biến chứng cho xương và khớp, điển hình là tình trạng thoái hóa khớp. Các vùng khớp xương bị ảnh hưởng có thể phát triển cựa xương, u nang gây mất sụn, và trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến gãy xương.

Bệnh giả gout

Đau khớp gối là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh giả gout

 

Phương pháp chẩn đoán và điều trị giả gout mới nhất hiện nay

1. Phương pháp chẩn đoán bệnh giả gout

Các xét nghiệm thường bao gồm:

- Chọc dịch khớp: Bác sĩ sẽ chọc dịch khớp ở vị trí đau và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tinh thể canxi pyrophosphate.

- Chụp X-quang khớp: X-quang có thể phát hiện sự lắng đọng tinh thể canxi và tổn thương xương do viêm khớp lặp đi lặp lại.

- MRI hoặc CT scan: Các phương pháp hình ảnh này có thể giúp quan sát sự lắng đọng canxi trong khớp.

- Siêu âm: Siêu âm cũng được sử dụng để tìm kiếm vị trí tích tụ canxi.

- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được thực hiện để kiểm tra các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, tuyến cận giáp và cân bằng khoáng chất.

2. Phương pháp điều trị bệnh giả gout

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp loại bỏ tinh thể canxi pyrophosphate trong khớp gây ra bệnh giả gout. Mục tiêu của các phương pháp điều trị hiện nay là giảm đau và cải thiện chức năng của khớp.

Các loại thuốc được sử dụng bao gồm:

- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen, naproxen hoặc indomethacin được sử dụng để giảm sưng và đau. Tuy nhiên, NSAID có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa và ảnh hưởng đến chức năng thận, đặc biệt là ở người cao tuổi.

- Colchicine liều thấp: Nếu các triệu chứng của bệnh giả gout xuất hiện thường xuyên, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng colchicine hàng ngày như một biện pháp phòng ngừa.

- Corticosteroid: Thường được sử dụng trong trường hợp không thể sử dụng NSAID hoặc colchicine. Tuy nhiên, không nên sử dụng corticosteroid trong thời gian dài do có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như suy yếu xương và đục thủy tinh thể.

Để giảm đau và áp lực tại khớp bị tổn thương, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp chèn kim để loại bỏ dịch khớp cùng với các tinh thể ra khỏi khớp. Đây được coi là phương pháp giảm đau nhanh nhất và có thể dẫn đến sự phục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật.

Bệnh giả gout

Sử dụng thuốc Tây trị giả gout bắt buộc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

3. Phương pháp ăn uống, sinh hoạt ngăn ngừa bệnh giả gout

- Chế độ dinh dưỡng:

+ Uống đủ nước hàng ngày.

+ Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, A, E như bơ, cam, xoài, rau ngót, bắp cải.

+ Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm giàu chất béo bão hòa.

- Chế độ sinh hoạt:

+ Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.

+ Hạn chế stress, căng thẳng.

+ Tập luyện thể dục thể thao vừa sức.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh giả gout cho bạn tham khảo. Để phân biệt chính xác bạn đang bị gout hay giả gout, hãy đến bệnh viện thăm khám và điều trị sớm, tránh để lâu dài gây biến chứng nguy hiểm đến xương khớp.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất