Bạn có biết: Vì sao bệnh gout thường gây đau vào ban đêm?

Nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các cơn đau gout thường xuất hiện vào ban đêm nhiều hơn so với ban ngày. Nếu không được chữa trị đúng cách, các cơn đau có thể tái phát trong các giai đoạn sau và gia tăng biến chứng tổn thương khớp, mất khả năng vận động, và hình thành các cục tophi... Vì sao bệnh gout thường gây đau dữ dội vào ban đêm? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này.

Tại sao các cơn gout cấp thường khởi phát vào ban đêm?

Dưới đây là những nguyên nhân cơn gout cấp thường gây đau khớp dữ dội vào ban đêm hơn so với ban ngày:

- Do cơ thể bị mất nước: Sau khi ngủ, cơ thể con người thường trải qua trạng thái mất nước đáng kể. Điều này dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, tạo điều kiện cho sự lắng đọng của tinh thể urat trên khớp và các mô mềm xung quanh, gây ra các cơn đau gút. Vì vậy, người mắc bệnh gút nên tiêu thụ nước nhiều hơn vào ban ngày.

- Do cơ thể bị giảm nhiệt độ: Khi chìm vào giấc ngủ, hoạt động trao đổi chất của cơ thể giảm dần và nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Điều này làm giảm khả năng tan chảy của urat, dễ dàng tạo điều kiện cho sự lắng đọng của chúng trong cơ thể, gây ra cơn đau gút vào ban đêm. Do đó, cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ cơ thể vào ban đêm, đặc biệt là ở các khớp và dây thần kinh, để tránh việc cơ thể bị nhiễm lạnh.

- Do sự thay đổi hormone vào ban đêm: Hormone tuyến thượng thận có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh gút và làm giảm các triệu chứng trong các cơn đau. Tuy nhiên, sự tiết hormone không ổn định và thay đổi theo thời gian. Đặc biệt vào đêm, lượng hormone tuyến thượng thận tiết ra ít hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơn đau gút.

- Do thiếu oxy: Phần lớn người mắc bệnh gút thường có thói quen ngủ ngáy vào ban đêm. Điều này có thể dẫn đến việc giảm sự thông thoáng của đường hô hấp, làm giảm nồng độ oxy trong máu và tạo điều kiện cho sự tích tụ của các chất purin trong cơ thể, dẫn đến tăng axit uric và gây ra bệnh gút. Khi ngủ, người bị gout nên nằm nghiêng hoặc dùng gối đầu cao hơn để đường hô hấp được thông thoáng, giảm bớt cơn đau nhức.

Vì sao bệnh gout thường gây đau vào ban đêm?

Cơn gout cấp thường khởi phát và đau dữ dội vào ban đêm

Phải làm gì để chống lại những cơn đau gout xảy ra vào ban đêm?

Để ngăn chặn tình trạng đau gout vào ban đêm, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp sau:

- Giữ ấm:

Giữ ấm đúng cách, đặc biệt là chân và tay, giúp giảm đau gout vào ban đêm.

- Ngâm chân:

Ngâm chân nước ấm giúp cho khớp chân được thư giãn, giảm bớt sưng đau. Bạn có thể áp dụng ngâm chân nước muối, ngâm chân lá lốt, lá trầu không, nước gừng… đều mang lại hiệu quả.

Vì sao bệnh gout thường gây đau vào ban đêm?

Ngâm chân nước muối gừng trước khi đi ngủ giúp thư giãn, giảm đau

- Sử dụng thuốc giảm đau:

Các loại thuốc giảm đau phổ biến bao gồm Colchicine, Corticosteroid, và thuốc chống viêm không Steroid. Dùng thuốc giảm đau bắt buộc phải tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không được chỉ định vì có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy, suy giảm chức năng gan, thận.

- Thay đổi thói quen ăn uống:

Người bệnh nên hạn chế ăn quá no vào bữa tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Cần giảm tiêu thụ các thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, hải sản, caffein, và đồ uống có cồn.

Bạn có thể uống một ly nước trước khi đi ngủ giúp duy trì độ ẩm cơ thể và tăng cường trao đổi chất, ngăn chặn cơn đau.

Vì sao bệnh gout thường gây đau vào ban đêm?

Top những thực phẩm người mắc gút nên hạn chế ăn

- Tập luyện thường xuyên:

Tập luyện nhẹ nhàng khi không có cơn đau giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường sức khỏe xương khớp.

Trên đây là lý giải của bác sĩ chuyên khoa giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân bệnh gout thường đau dữ dội vào ban đêm. Bạn hãy theo dõi thêm các bài viết của Khang Thống Linh để hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị bệnh gout và chế độ dinh dưỡng phù hợp để ngăn chặn bệnh gout hiệu quả nhất.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất