Có nên áp dụng thảo dược trị bệnh gút không? Đánh giá ưu và nhược điểm
Top bài thuốc sử dụng thảo dược tự nhiên trị bệnh gút
Từ thời xa xưa, thảo dược tự nhiên đã là phương pháp chữa bệnh gút được ông cha ta truyền lại. Sự an toàn và hiệu quả của chúng đã làm cho những loại cây này vẫn được nhiều người quan tâm đặc biệt. Dưới đây là một số loại cây thảo dược đặc biệt:
1. Cây Sói rừng
Cây Sói rừng
Theo Y học cổ truyền, cây sói rừng có vị cay và tính bình, giúp giảm sưng đau, kháng khuẩn, và tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị gút một cách hiệu quả. Bạn hãy dùng 15–30g rễ cây Sói Rừng đun cùng 1 lít nước, uống thay nước lọc hằng ngày.
2. Cây Hy thiêm
Cây cỏ Hy thiêm
Cây Hy thiêm (còn được gọi là cây chó đẻ hoa vàng) là loại vị thuốc phổ biến trong Y học cổ truyền ở Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy cây có hoạt chất Daturosid, Orientin và 3.7 Dimethylquercetin giúp giảm acid uric trong máu và giảm đau. Cỏ hy thiêm còn trừ phong thấp, thông kinh lạc, giải độc, giảm đau, và ức chế gút cấp tính và mạn tính. Cách làm thuốc đơn giản bằng cách sử dụng 50g cây Hy Thiêm đun cùng 1 lít nước, uống thay nước mỗi ngày. Áp dụng bài thuốc này trong khoảng 1 tháng sẽ cải thiện tình trạng bệnh gút.
3. Cây Tía tô
Cây tía tô
Ngay trong vườn nhà bạn cũng có thể tận dụng lá tía tô giúp giảm đau, kháng viêm, hạn chế sưng viêm ở bệnh nhân gút. Nghiên cứu chỉ ra rằng lá tía tô chứa nhiều chất như vitamin A, C, sắt, canxi và tinh dầu, giúp lợi tiểu, đào thải acid uric trong máu, ngăn ngừa bệnh gút tái phát an toàn và hiệu quả. Cách làm thuốc đơn giản bằng cách sử dụng 1 nắm lá tía tô rửa sạch, đun với 1 lít nước và uống như trà hằng ngày. Hoặc đắp lá tía tô giã nát trực tiếp lên khớp bị gút và cố định bằng băng gạc trong khoảng 30 phút.
4. Cây Lá lốt
Cây lá lốt
Lá lốt không chỉ là gia vị phổ biến mà còn là một loại thảo dược giúp "đánh bay" cơn đau gút. Theo Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm, ôn trung tán hàn, kiện tỳ tiêu thực, hạ khí chỉ thống. Để loại trừ cơn đau gút, bạn có thể sử dụng từ 5-10 lá lốt khô sắc với 2 chén nước, uống sau bữa ăn tối trong vòng 10 ngày. Ngoài ra, lá lốt cũng có thể được dùng để ngâm tay, ngâm chân giảm đau nhức.
5. Lá trầu không
Lá trầu không chữa bệnh
Lá trầu không có chứa nhiều tinh dầu, giúp chống viêm, phục hồi tổn thương ở khớp và giảm đau thần kinh. Kết hợp sử dụng lá trầu với nước dừa giúp tăng hiệu quả. Bạn dùng 100g lá trầu tươi, xắt nhuyễn, ngâm trong trái dừa xiêm khoảng 30 phút và uống trước bữa ăn sáng hàng ngày. Duy trì hoạt động này trong vòng một tuần để giảm đau gút vào ban đêm. Duy trì trong một tháng sẽ giúp giảm cơn đau gút, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của thảo dược trị bệnh gút
Bệnh gút, vốn có bản chất khó điều trị hoàn toàn, khiến cho việc sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ đáng kể và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Phương pháp này còn mang đến nhiều lợi ích như:
- Sử dụng nguyên liệu tự nhiên, an toàn và không gây hại cho người sử dụng.
- Đa số các sản phẩm được chế biến dưới dạng nước uống, giúp kích thích chức năng thận và tăng cường quá trình loại bỏ acid uric khỏi cơ thể.
- Tác động sâu bên trong cơ thể, cải thiện vấn đề từ nguồn gốc của bệnh.
- Có thể sử dụng trong thời gian dài mà không gây lo lắng về tác động tiêu cực đối với sức khỏe.
Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào đặc điểm cơ địa của từng người, và để đạt được kết quả tốt, người bệnh cần duy trì sự kiên nhẫn và sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Lưu ý khi sử dụng thảo dược trị bệnh gút
Trong quá trình điều trị bệnh gout nói chung và đặc biệt là khi áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc nam, việc nắm vững một số điều lưu ý sau đây là quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả điều trị:
- Hạn chế thực phẩm có chứa thịt đỏ và đạm: Tránh ăn các loại thịt đỏ và thực phẩm giàu đạm, vì chúng có thể góp phần tăng cường sản xuất axit uric.
- Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả: Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để cung cấp đủ dưỡng chất, từ đó nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ quá trình điều trị.
- Tránh bia rượu, thuốc lá, chất kích thích: Không sử dụng bia, rượu, thuốc lá, và các chất kích thích khác, vì chúng có thể gây tăng sản xuất axit uric và làm suy giảm hiệu quả điều trị.
- Uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ nước hàng ngày để kích thích quá trình đào thải axit uric qua đường nước tiểu, giúp giảm nguy cơ tạo thành tinh thể urat.
- Nghỉ ngơi khi đau nặng: Trong trường hợp đau nặng, nên tăng cường nghỉ ngơi và hạn chế vận động tại những vùng khớp bị tổn thương.
Trên đây là những kinh nghiệm sử dụng thảo dược trị bệnh gút cho bạn tham khảo. Trước khi áp dụng các biện pháp, bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán giai đoạn bệnh gút và lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...