Bị gút có nên đi bộ không? Mách bạn bí quyết tập luyện hiệu quả đẩy lùi bệnh gút

Câu hỏi: Tôi năm nay 45 tuổi, mắc bệnh gút 2 năm nay. Tôi có thói quen đi bộ mỗi ngày 30 phút vào buổi chiều nhưng những ngày cơn gút cấp tái phát, ngón chân cái của tôi đau nhức không chịu nổi. Tôi băn khoăn không biết thói quen đi bộ hàng ngày có làm gia tăng triệu chứng của bệnh gút không? (Phan Hồng Thái, Đà Lạt)

Trả lời:

Chào bạn Hồng Thái,

Bệnh gút còn được gọi là bệnh thống phong, là căn bệnh viêm khớp thường gặp ở như ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, đầu gối,…. Triệu chứng nhận biết thường trải qua cơn đau đột ngột, nhức nhối, khó chịu kèm theo sưng, đỏ khớp. Nguyên nhân gây bệnh là do nồng độ acid uric tăng cao trong máu dẫn đến tích tụ tinh thể muối urat trong khớp, gây đau đớn ở kh.ớp, nhất là vào ban đêm và sáng sớm.

Khi mắc cơn gút cấp, người bệnh không nên đi bộ hay mang vác các vật nặng mà nên nghỉ ngơi nhiều để giảm bớt cường độ cơn đau. Tuy nhiên, khi cơn đau gút cấp qua đi, người bệnh có thể tập luyện thể dục thể thao để khớp được vận động. Tập luyện đúng cách cũng giúp kích thích loại bỏ acid uric qua bài tiết mồ hôi.

Bị gút có nên đi bộ không?

Người bị gút có thể đi bộ hàng ngày giúp tăng cường đào thải acid uric qua đường tiết mồ hôi

Bị gút có nên đi bộ không? Câu trả lời là có. Đi bộ, chạy bộ là bài tập nhẹ nhàng, không gây áp lực lớn đến khớp. Khi đi bộ, bạn nên có lộ trình phù hợp, không nên tập luyện quá sức.

Ngoài đi bộ, chạy bộ, bạn có thể tham khảo thêm một số bài tập tốt cho sức khỏe như:

- Bơi lội: Bơi lội được xem là một bài tập tuyệt vời cho các khớp. Khi tập bơi, khớp xương không phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể, giúp giảm đau và tổn thương. Đồng thời, bơi lội cũng tăng cường sự dẻo dai của cơ thể và giảm đau cho người mắc bệnh gút.

- Yoga: Yoga không chỉ nhẹ nhàng phù hợp với người mắc bệnh gút mà còn hỗ trợ quá trình loại bỏ axit uric. Có nhiều tư thế yoga có thể giúp giảm đau và cải thiện tình trạng bệnh, như ngồi thiền, tư thế rắn hổ mang, tư thế chiến binh,…

- Đạp xe: Việc đạp xe thường xuyên kích thích việc tiết ra chất bôi trơn cho khớp xương, tăng cường sự linh hoạt và phục hồi cho chúng. Tuy nhiên, bạn cần tránh tập đạp xe quá mạnh mẽ để tránh tổn thương khớp.

- Aerobic: Các bài tập aerobic nhẹ nhàng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải axit uric và giảm hình thành các hạt tophi. Bắt đầu với 10 phút mỗi ngày và tăng dần đến 30-45 phút, ít nhất 4-5 ngày một tuần.

- Tập dưỡng sinh: Tập dưỡng sinh kết hợp các bài tập thở, thư giãn và chống xơ cứng để chữa trị các bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe. Đây là một lựa chọn phù hợp, đặc biệt là cho người cao tuổi và người mắc bệnh gút.

Trong quá trình tập luyện, bạn nên chú ý quan sát các phản ứng của cơ thể. Chỉ nên tập luyện khi cảm thấy thoải mái và ngừng ngay khi có cảm giác đau. Điều này giúp tránh tình trạng tổn thương và giữ cho quá trình tập luyện an toàn.

Ngoài ra, bạn cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống, không uống rượu bia, giảm hải sản, thịt bò, thịt đỏ, thịt chó, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước,… để điều chỉnh nồng độ acid uric trong máu, ngăn chặn cơn gút cấp tái phát.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất